Tại sao Bitcoin có giá trị?
Bitcoin về bản chất là một hệ thống dữ liệu được lưu trữ và đồng bộ trên một mạng lưới các máy tính (node) theo dạng chuỗi khối (blockchain). Cơ chế quản lý mốc thời gian (timestamp) cho phép mạng lưới tự động phục hồi khi gặp lỗi và tạo ra một nhánh mới (fork) nếu cần.
Về lý thuyết, blockchain có thể lưu trữ bất kỳ dữ liệu nào. Trên thực tế, khối dữ liệu đầu tiên của Bitcoin không phải là một giao dịch mà là một đoạn văn bản từ tờ báo The Times:
"The Times 03/Jan/2009 Chancellor on brink of second bailout for banks".
Đoạn văn bản này đã được thưởng 50 BTC đầu tiên và trở thành một trong những câu văn đắt giá nhất thế giới.
Vậy tại sao BTC lại có giá trị? Chúng ta không thể trả lời một cách ngây ngô kiểu thời kỳ tiền sử con người dùng hòn đá, vỏ sò là tiền cơ bản. Mà chúng ta phải giải thích đúng bản chất cung cầu của thị trường.
Về lý thuyết, chúng ta hoàn toàn có thể ghi nhận thông tin chuyển USD hay bất kỳ đồng tiền nào cho người khác trên blockchain. Tuy nhiên, chỉ ghi nhận thông tin giao dịch là chưa đủ. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để người nhận sử dụng số USD đó trong thực tế và ai sẽ đảm bảo giá trị cho chúng khi không có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm?
Để giải quyết vấn đề này, Satoshi đã tạo ra một hệ thống tiền tệ hoàn chỉnh với đồng tiền điện tử BTC. Nhờ có BTC, dữ liệu giao dịch trên blockchain Bitcoin không chỉ đơn thuần là thông tin, mà còn mang giá trị riêng quyết định bởi việc nhu cầu ghi sử dụng mạng Bitcoin lưu trữ nhiều hay ít. Người dùng có thể tự do giao dịch, trao đổi và sử dụng BTC mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ tổ chức trung gian nào. Mọi giao dịch BTC đều được ghi lại trên blockchain công khai, minh bạch và không thể thay đổi, đảm bảo tính bảo mật và tin cậy.
Ví dụ, Anh Sonnie chuyển cho bồ nhí 500 USD mỗi tháng. Mà giờ a không muốn chuyển bank sợ bồ chính phát hiện rồi méc vợ cả anh kêu vợ hai oánh anh bờm đầu nên anh dùng Bitcoin. Anh Sonnie trao đổi mua 500 USD được 10 BTC. Xong lên Bitcoin chuyển 10 BTC cho bé bồ nhí. Xong bé bồ nhí lại trao đổi BTC với anh trai bao nuôi để lấy 500 USD mà anh Sonnie vừa cúng vừa bị cắm sừng. Không sao, tính ra lấy lỗ làm lãi vẫn tạm ổn.
Ví dụ trào phúng về việc tôi nuôi bồ nhí bị cắm sừng trên là minh họa cách thức hoạt động cơ bản của Bitcoin thông qua BTC. Mặc dù về mặt lý thuyết, blockchain có thể lưu trữ bất kỳ thông tin nào, nhưng để xây dựng một hệ thống thanh toán phi tập trung và hiệu quả, cần phải có một loại tiền điện tử như Bitcoin, sở hữu giá trị riêng và cơ chế vận hành minh bạch.
Bitcoin lưu trữ đắt đỏ
Mặc dù Bitcoin về lý thuyết có thể lưu trữ bất kỳ dữ liệu nào, nhưng thực tế nó là một mạng lưu trữ đắt đỏ và không phù hợp cho việc lưu trữ dữ liệu lớn. Mỗi block Bitcoin có dung lượng giới hạn 1MB và chi phí ghi dữ liệu có thể lên tới hàng trăm USD, đắt hơn hàng triệu lần so với các dịch vụ lưu trữ đám mây như Google Drive.
Các NFT trên Bitcoin (Ordinals) là một ví dụ điển hình cho thấy hạn chế này. Chúng thường có chất lượng thấp do giới hạn dung lượng và chi phí cao. Tuy nhiên, chính sự đắt đỏ này lại trở thành yếu tố bảo mật mạnh mẽ cho Bitcoin. Hacker sẽ phải tốn một khoản tiền khổng lồ để thực hiện tấn công 51% và thay đổi dữ liệu. Hơn nữa, cơ chế timestamp và khả năng fork của Bitcoin sẽ giúp mạng lưới nhanh chóng phục hồi về trạng thái trước khi bị tấn công. Ước tính chi phí tấn công 51% Bitcoin trong một giờ lên tới khoảng 752.000 USD, khiến việc này trở nên bất khả thi đối với hầu hết các cá nhân và tổ chức.
Vì vậy, sức mạnh của Bitcoin nằm ở khả năng bảo mật và tính phi tập trung, tạo nền tảng cho một hệ thống tiền tệ và tài chính mới, chứ không phải ở khả năng lưu trữ dữ liệu.
Tuy nhiên, ngoài cơ chế bảo mật, tính ứng dụng của Bitcoin so với các công nghệ khác còn hạn chế. Ví dụ, nói về chuyển tiền liên quốc gia, do ở Việt Nam bị hạn chế do sợ chảy máu ngoại tệ chứ ở Đức hay Mỹ chuyển tiền về Việt Nam rất dễ và phí rẻ. Các ứng dụng như Ordinals hay Rune Protocol trên Bitcoin chủ yếu tập trung vào yếu tố đầu cơ và văn hóa blockchain hơn là giá trị thực tiễn.
Đó là vì sao mà Warren Buffet mà một loạt các nhà kinh tế hay tỷ phú phản đối Bitcoin và cho rằng nó vô giá trị vì tính ứng dụng nó chả giải quyết gì mới đối với TraFi cả. Với cụ Phét, hệ thống TraFi là đáng tin cậy và không cần crypto hay mạng Bitcoin.
Bitcoin có phải là vàng kỹ thuật số.
Mọi người thường hay ra rả rằng Bitcoin là vàng kỹ thuật số vì tính giới hạn, càng khan hiếm. Nghe có vẻ giống vàng như thực tế lại khác xa.
Đầu tiên, vàng có thể trao đổi ở mọi điều kiện, Bitcoin thì cần internet và ví. Ví dụ chiến tranh, bạn chạy loạn tới một vùng mà internet hạn chế hoặc không có. Bạn cầm 1 thỏi vàng có khi mua được đồ ăn cả năm. Nhưng bạn trữ BTC không có internet thì ai đổi cho bạn.
Thứ hai, vàng có nhiều tính ứng dụng thực tiễn hơn BTC do đặc tính vật lý của vàng. Vàng có tính dẫn điện tốt, bền bỉ không bi oxi hóa theo thời gian. Nên vàng còn được ứng dụng trong ngành điện tử và rất nhiều lĩnh vực khác nên nhu cầu vàng luôn có. BTC thì sao, BTC chỉ phụ thuộc vào việc người ta dùng Bitcoin lưu trữ dữ liệu nhiều hay ít để thu phí chứ không tạo được nhu cầu nào khác.
Bitcoin cũng không phải là tồn tại mãi mãi, vàng thì có. Như đã nói ở trên, Bitcoin là một mạng lưới, nên vì một lí do nào đó, dù là khó, mạng này sập thì BTC sẽ mất hết. Nhưng vàng thì thực tế, nó không bị oxi hóa và giữ bền vững giá trị với thời gian. Nên giá trị, tính ứng dụng của vàng và BTC rất khác nhau.
Cho nên, nói BTC là vàng kỹ thuật số, nếu chỉ là khái niệm hình tượng thì không sao. Nhưng cũng vì quan điểm này mà lắm đứa KOL dốt cứ đem vàng ra làm đối sánh với BTC thì thật là ngớ ngẩn.
Bitcoin và chứng khoán - Giống và khác nhau
Bitcoin, về một số khía cạnh, lại có nét tương đồng với một số loại chứng khoán. Điều thú vị là cổ phiếu BRK của Berkshire Hathaway, công ty do tỷ phú Warren Buffett điều hành, lại là ví dụ điển hình cho sự tương đồng này, mặc dù vẫn có những điểm khác biệt nhất định.
"Triết lý đầu tư" của cụ Phét là: "Tôi không thích công ty chia cổ tức. Tôi thích công ty tái đầu tư lợi nhuận vào hoạt động kinh doanh hơn. Giá trị sẽ được tích lũy và thể hiện vào giá". Cụ đã áp dụng triết lý này vào Berkshire Hathaway một cách triệt để. Công ty chưa từng chia cổ tức, chưa từng phát hành thêm hay chia tách cổ phiếu. Kết quả là giá cổ phiếu BRK hiện nay đã vượt mốc 500.000 USD, chứng minh sự hiệu quả của chiến lược này và BTC phải gọi bằng cụ.
Bitcoin, ở một mức độ nào đó, cũng vận hành theo cách tương tự. Giá trị của Bitcoin phụ thuộc vào mức độ sử dụng, tức là dòng tiền vào và ra. Tuy nhiên, Bitcoin có giới hạn cung cứng là 21 triệu đồng, trong khi lượng tiền mặt luôn được mở rộng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế.
Hãy thử tưởng tượng, dân số tăng, nhu cầu tăng, sản xuất phải mở rộng để đáp ứng. Nếu lượng tiền không tăng, sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm tiền mặt, mọi người sẽ găm giữ tiền thay vì mua bán, gây ra sự trì trệ kinh tế. Ngược lại, Bitcoin không tăng cung, do đó, giá trị của Bitcoin được tích lũy dựa trên lượng tiền mặt đổ vào thị trường.
Tuy nhiên, Bitcoin cũng có những điểm khác biệt so với chứng khoán. Giá trị chứng khoán phản ánh một phần vốn hóa của một tổ chức kinh doanh. Giá giao dịch dựa trên kỳ vọng và kết quả kinh doanh, được đánh giá thông qua các chỉ số như EPS, ROE. Tương tự, giá trị ngoại hối cũng được quyết định bởi chính sách của ngân hàng trung ương và các chỉ số kinh tế vĩ mô.
Giá trị cổ phiếu BRK tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc giá trị tài sản và lợi nhuận của các công ty mà Berkshire Hathaway sở hữu được tích lũy theo thời gian. Do đó, chỉ số EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) của BRK tăng dần qua các năm, trong khi ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) duy trì ở mức thấp, phản ánh khả năng quản lý vốn hiệu quả của "bố già phố Wall".
Bitcoin, ngược lại, không có những chỉ số cơ bản này. Do đó, việc đánh giá Bitcoin là đắt hay rẻ trở nên khó khăn hơn, ngay cả khi phân tích kỹ lưỡng dữ liệu on-chain trên sổ cái phân tán. Cho nên, ta nói nó giống nhưng không giống là vậy.
Và ta có thể hiểu thêm tại sao cụ Phét lại chửi Bitcoin là vô giá trị, rác rưởi đến như vậy. Nó không chỉ là vấn đề quan điểm. Nó còn là ở tính hữu dụng của nền tảng. Một vấn đề mà thách thức của Bitcoin hiện nay.
Mô hình kinh tế Bitcoin và tính tương đối của chu kỳ.
Dạo gần đây, anh em crypto cứ hay lấy cái chu kỳ tăng trưởng 4 năm để lấy niềm tin rằng BTC sắp tăng lên 100.000 USD cuối năm. Nhưng cái anh em luôn quên là BTC còn rất trẻ và chưa từng trải qua thời kỳ suy thoái bao giờ. Nên thực tế rằng, tính chu kỳ BTC mới vẫn ở giai đoạn tăng trưởng.
Đầu tiên, thực tế rằng mô hình tokenomic của Bitcoin là lạm phát tới khi chạm giới hạn nguồn cung là 21 triệu BTC. Cứ 10 phút là nó tăng cung phát hành lên, và qua thời gian nguồn tăng cung đó chậm lại. Nó như một hành vi pha loãng từ từ trong cổ phiếu vậy.
Thời kỳ đầu, nguồn cung BTC ít nhưng dòng tiền không mạnh vì quá khó tiếp cận. Ban đầu 10.000 BTC cũng chỉ mua được cái Pizza đấy thôi. Tui biết về BTC năm 2012 và vào thị trường 2016, lúc ấy giá cũng chỉ có vài ngàn. Và việc mua BTC hay ETH là trần ai khổ ải.
Và khi mọi người biết đến BTC, có Binance và việc mua dễ hơn. Thì nguồn cung rất ít ban đầu không đủ đáp ứng dòng tiền lớn vào Bitcoin. Cung ít, thả nổi thấp, đó là lí do vì sao mà Bitcoin thời gian đầu tăng cả x10 x100 là bình thường. Bitcoin chưa là gì với cổ phiếu HKD trên sàn NYSE đâu. Nó tăng từ 6 USD tới 2.800 USD chỉ trong 2 tuần và sau đó dump sml.
Nhưng ta có thể thấy, Bitcoin thực sự chỉ bùng nổ ở thời kỳ tiền USD rẻ, nhất là thời kỳ Covid. Dòng tiền đổ vào lớn khi nguồn cung lưu hành còn hạn chế. Nhưng càng về sau nguồn cung càng dồi dào nên dù dòng tiền lớn hơn nó cũng ít gây biến động hơn.
Còn hiện tại, hơn 19 triệu BTC đã được mint ra, nguồn cung giao dịch không còn khan hiếm. Hơn nữa, Bitcoin chưa từng trải qua thời kỳ suy thoái nào như chứng khoán Mỹ hay forex, nên chưa thể khẳng định các chu kỳ tăng trưởng trước đây của Bitcoin là hoàn toàn chính xác. Việc Bitcoin sẽ phản ứng thế nào với thị trường trong thời kỳ suy thoái vẫn là một ẩn số, do đó, dữ liệu hiện tại chưa đủ để xác định chu kỳ. Giá Bitcoin tăng hay giảm phụ thuộc chủ yếu vào dòng tiền vào và ra, chứ không phải halving.
Như đã nói ở trên, tiền mặt in ra do nhu cầu phát triển kinh tế , tăng cung sản xuất sẽ luôn nhiều hơn nên dòng tiền đổ vào BTC tương lai sẽ vẫn tăng lên. Nhưng chắc chắn lần này chu kỳ nó sẽ không đơn giản như cách tính chu kỳ 4 năm. Vì cái gì cũng cần có lần đầu của nó.
Sonnie Tran