Cover photo

Vinhomes mua 370 triệu cổ phiếu quỹ: Lại chiêu lùa gà

Vinhomes mới công bố kế hoạch dự chi hơn 13.000 tỷ để mua cổ phiếu VHM để làm cổ phiếu quỹ. Vậy sự thật việc này có đúng không?

Vinhomes (VHM) mới công bố kế hoạch dự chi hơn 13.000 tỷ để mua cổ phiếu VHM để làm cổ phiếu quỹ. Vậy sự thật việc này có đúng không? Câu trả lời không mà đây chỉ lại là một chiêu trò để thổi giá cổ phiếu VHM mà thôi.

Mới sáng qua, HĐQT VHM vừa ban hành nghị quyết mua lại tối đa 370 triệu cp quỹ, chiếm 8.5% tổng số cổ phiếu đang lưu hành, theo phương thức giao dịch khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận thông qua công ty chứng khoán. Thời gian thực hiện dự kiến sau khi được Ủy Ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Nếu dự chi giá cổ phiếu hiện nay thì số tiền phải ít nhất hơn 13.000 tỷ đồng. Trong khi đó toàn bộ lượng tiền và tương đương tiền (cash) của công ty tính tới quý 2 năm 2024 vừa rồi là hơn 17.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, VHM cũng đang vay mượn rất nhiều, và cũng cần rất nhiều tiền. Không chỉ để đầu tư bất động sản, mà còn để “nuôi con nghiện” VinFast tiếp tục lay lắt cần rất nhiều tiền mặt để đốt không ngừng. Ví dụ đến cuối năm 2023, Vinhomes cho thuê tài chính với VinFast tới 14.800 tỷ đồng.

Theo luật chứng khoán mới, lượng cổ phiếu quỹ khi mua sẽ phải hủy niêm yết nên chắc chắn rằng, câu chuyện ông Vượng bỏ chi gần như toàn bộ số tiền mặt của VHM chỉ để "đảm bảo quyền lợi của Công ty và cổ đông" khi cổ phiếu đang định giá là một lý do rập khuôn và sáo rỗng. Đơn giản bởi vì mua lại ông cũng có bán được khi giá cao nữa đâu mà có lợi cho cổ đông.

Thực tế, và đã diễn ra nhiều lần, đây chỉ là một đòn gió để thổi cổ phiếu VHM. Vì sau đó, ông Vượng hoàn toàn có thể công bố là chỉ mua được một lượng cổ phiếu nhỏ hoặc không mua được vì điều kiện thị trường không cho phép.

Vậy lý do tại sao ông Vượng phải thổi gió giá cổ phiếu VHM như vậy?

Đầu tiên, nó giúp tạo hiệu ứng kỳ vọng nguồn cung tăng "giả". Khi tin VHM mua cổ phiếu quỹ sẽ có hiệu ứng tâm lý một lượng lớn nhà đầu tư nhỏ lẻ kỳ vọng rằng Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earning per Share - EPS) sẽ tăng lên do giảm số lượng cổ phiếu quỹ do cổ phiếu quỹ sau khi mua phải bị hủy đi theo Luật chứng khoán mới. Về mặt hiệu ứng, thì việc này cũng sẽ khiến giá cổ phiếu VHM tăng nên nhu cầu mua theo kỳ vọng sẽ tăng lên.

Sau khi có thông tin trên, phiên sáng 07/08, giá cổ phiếu VHM tăng kịch trần lên mức 37,200 đồng/cp, với lượng giao dịch đột biến lên hơn 23.4 triệu cp, gấp gần 3 lần phiên trước đó và cũng là phiên có lượng giao dịch cao nhất trong 3 tháng trở lại đây (phiên 09/05 hơn 34 triệu cp).

Nhưng mục đích thứ hai mới thực sự là "bật ngửa" khi nhiều bằng chứng cho thấy cổ phiếu VHM của Vinhomes đang được cầm cố cho các khoản vay của công ty. Báo cáo giữa năm 2024 của Vinhomes cho thấy đã có hơn 35.000 tỷ đồng công ty này đi vay khoản vay “được đảm bảo bằng một số cổ phần của một số công ty trong Tập đoàn, quyền tài sản từ một phần của dự án, một số tài sản…”.

Có thể không phải là tất cả, nhưng khả năng lớn là cổ phiếu VHM nằm trong nhóm những tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Vì hiện nay, trừ Vincom Retail về danh nghĩa là đã bán một phần cho Techcombank thì trong hệ sinh thái VinGroup còn mảng nào đem lại lợi nhuận tốt hơn Vinhomes đâu. Không lẽ lấy VFS của VinFast ra làm tài sản đảm bảo.

Cho nên, khi giá trị tài sản đảm bảo càng ngày càng giảm như cổ phiếu VHM thì nguy cơ số cổ phiếu được thế chấp sẽ bị thanh lý hàng loạt càng cao. Và đó sẽ như là một hiệu ứng domino vỡ trận cho các khoản vay và hạn mức tín dụng của tập đoàn này.

Vì lẽ đó, ông Vượng bắt buộc phải tìm cách chém gió để thổi giá cổ phiếu VHM lên và không thể để cho sự thật VinGroup đang lỗ chổng vó hay cổ phiếu VHM rớt giá liên tục như vậy được.

Loading...
highlight
Collect this post to permanently own it.
Sonnie Tran logo
Subscribe to Sonnie Tran and never miss a post.
#vingroup#vinhomes#taichinh