Kế hoạch niêm yết Xanh SM, công ty riêng của ông Phạm Nhật Vượng trên thị trường chứng khoán quốc tế mới được hưởng tỷ lệ phong phú này công bố tại Đại hội cổ đông Group vào đầu tháng 5 năm 2024.
Trước đó, Xanh SM được kỳ vọng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động ra khỏi biên giới Việt Nam. Hai kế hoạch này đều phải đối mặt với các phương thức lớn hơn.
Mô hình taxi truyền thống của Xanh SM gặp rào cản
Với công việc sử dụng xe công ty mua mới từ VinFast, Xanh SM hoạt động như một hệ thống truyền thông taxi của hãng.
Ngay từ thời điểm nhìn thấy, Xanh SM đã luôn truyền thông về tốc độ mở rộng đội xe thần tốc và có kế hoạch tiến ra nước ngoài. Chia sẻ với báo chí hồi Tháng Năm 2023, ông Nguyễn Văn Thanh, CEO Xanh SM, tiết lộ nền tảng gọi xe do tỷ phú Phạm Nhật Vượng đầu tư tới 2025 sẽ sớm mở rộng ra chín quốc gia và hiện diện tại Lào, Campuchia , Philippin, Malaysia và Singapore.
Theo công bố, công ty Xanh SM đã vượt qua 50 triệu lượt xe phục vụ và hiện có mặt tại 36 Tỉnh thành sau một năm hoạt động. Hãng cũng hợp tác hơn 30 doanh nghiệp, cung cấp nhu cầu chuyển đổi từ xe xăng sáng xe điện. Từ quý 4 năm cạnh, Xanh SM đã đứng thứ 2 thị trường dịch vụ gọi xe tại Việt Nam, sử dụng thị phần 18,17%, toàn bộ đều sử dụng xe điện (xe hơi, xe máy) do VinFast sản xuất.
Về phương diện quốc tế, Xanh SM tuyên bố đã triển khai khoảng 500 xe điện tại bốn tỉnh, thành phố của Lào. Nhưng khi hãng mở rộng sang thị trường Campuchia, mọi việc khó khăn hơn.
Vào trung tuần Tháng Mười Hai 2023, Thủ Tướng Hun Manet của Campuchia đã bác đề xuất của ông Vượng về việc đưa taxi điện của hãng này sang hoạt động tại Xứ Chùa Tháp.
Thực tế mô hình Taxi của Xanh SM chính là một rào cản lớn để mở rộng sang các quốc gia khác.
Tại Việt Nam, Xanh SM có lợi thế nhất định do mối quan hệ thân hữu chính trị với chính quyền Việt Nam. Nhờ vậy, họ dễ dàng xin được giấy phép và mở rộng số lượng xe taxi hoạt động. Tuy nhiên, ở các quốc gia khác, việc này lại vô cùng khó khăn. Các địa phương thường ưu tiên cho các hãng taxi nội địa, khiến Xanh SM gặp nhiều rào cản trong việc thâm nhập thị trường. Chính quyền các nước không có lý do để cấp phép cho một hãng taxi nước ngoài mang một loạt xe vào nước họ để kinh doanh. Vừa gây sức ép lên hạ tầng, lại vừa áp lực với các hãng taxi nội địa.
Cho nên, nếu tiếp tục giữ mô hình taxi như ở Việt Nam, kế hoạch mở rộng thị trường của ông Phạm Nhật Vượng dành cho Xanh SM sẽ trở nên bất khả thi.
Và để có thể thực hiện kế hoạch như đã công bố, Xanh SM đã phải thay đổi chiến lược và phát triển nền tảng Xanh Platform theo mô hình ứng dụng gọi xe như Grab, Uber hay Goto.
Xanh Platform — lại là một chiêu trò mới?
Nhận thức được những hạn chế của mô hình taxi truyền thống, ông Vượng chuyển hướng Xanh SM sang phát triển mở rộng Xanh Platform. Với vai trò là một nền tảng, tài xế sử dụng Xanh Platform sẽ phải mua hoặc thuê xe từ VinFast hoặc Xanh SM, thay vì được Xanh SM cung cấp xe như cách vận hành hiện tại. Nền tảng này hướng đến việc cung cấp dịch vụ vận tải đa dạng, không chỉ giới hạn ở taxi.
Tuy nhiên, Xanh Platform có vẻ đang gặp khó khăn khi dù được công bố ra mắt ngày 20 Tháng Ba 2024 nhưng cho đến nay vẫn chưa được triển khai trên ứng dụng Xanh SM. Cũng như mô hình Xanh Platform thực tế cũng đối mặt với nhiều thách thức.
Thị trường nền tảng gọi xe trên thế giới đã có sự hiện diện của các “ông lớn” như Grab và Gojek. Những hãng này không giới hạn loại xe tham gia và dễ dàng triển khai cho các xe điện của các hãng khác.
Ví dụ như ở Indonesia và Thái Lan, Grab đã có sẵn đội xe chạy EV chủ yếu các xe điện của các thương hiệu Trung Quốc như BYD, Neta,… và cả Tesla.
Hơn nữa, để tham gia Xanh Platform, đối tác tài xế bắt buộc phải sử dụng xe VinFast. Điều này khiến họ mất đi sự linh hoạt và khả năng cạnh tranh so với các nền tảng khác. Việc ép buộc sử dụng xe VinFast cũng có thể khiến cho đối tác e ngại và quay lưng với Xanh Platform.
Để mở rộng số lượng đội xe Xanh Platform theo mô hình Grab, Uber,… Xanh SM bắt buộc lại phải giải bài toán “cây gậy và củ cà rốt” cho đối tác. Mặc dù, Xanh SM hứa hẹn mức chia sẻ doanh thu lên tới 80%, cao hơn 5–10% so với đối thủ Grab, Gojek. Nhưng nếu xét về bài toán tài chính cho tài xế thì chừng đó là không đủ.
Theo nghiên cứu của Mordor Intelligence, thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam năm 2023 có quy mô $727.73 triệu với hãng xe Xanh SM chiếm 18.17% thị phần. Như vậy, nếu tính doanh thu của Xanh SM sẽ là $132 triệu năm 2023. Và với đội xe ước tính khoảng 25,000 xe thì trung bình mỗi xe sẽ đem lại doanh thu $5,280/năm.
Sau khi trừ 20% doanh thu cho Xanh SM mỗi tài xế sẽ có thu nhập khoảng $4,224 /năm, tức thu nhập tài xế tham gia Xanh SM chỉ có khoảng $20/ngày. Đây là mức thu nhập thấp so với các hãng khác cùng ngành. Điều này cho thấy rằng hãng xe Xanh SM không được khai thác hết công suất. Nếu đến khi số lượng xe taxi Xanh SM đăng kí ở Việt Nam đạt giới hạn, thì việc mở rộng sang Xanh Platform sẽ giúp Xanh SM tiếp tục tiêu thụ xe cho VinFast nhưng đồng thời làm giảm thu nhập của tài xế.
Ta có thể dùng mức giá khoảng $19,000 mà VinFast bán e34 tại thị trường Indonesia để ước tính một tài xế tại Indonesia phải mất hơn 4 năm để hoàn vốn, chưa bao gồm khấu hao giá trị xe, pin, tiền sạc điện, bảo hiểm, … Cho nên, để thuyết phục một tài xế bỏ ra số tiền lớn mua xe VF e34 để tham gia vào Xanh Platform là rất khó, vì thời gian hoàn vốn quá dài và rủi ro.
Tài xế hoặc đối tác của Xanh SM cũng có thể vay ngân hàng để mua xe VinFast để giảm thiểu rủi ro. Nhưng điều này cũng lại là có một vấn đề bẫy nợ và làm giảm khả năng cạnh tranh của VinFast khi không thể giảm giá nếu gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các hãng xe Trung Quốc ở thị trường nước ngoài như Đông Nam Á.
Để dễ hình dung ra câu chuyện “bẫy nợ” này, có thể nhắc tới một trường hợp điển hình và cũng từng liên quan tới VinFast ở Mỹ là hãng cho thuê xe Autonomy, hãng mà VinFast đã từng công bố đặt 2,500 xe VF8 khi hãng xe điện Việt Nam tiến vào thị trường Mỹ. Autonomy là một startup chuyên cho thuê xe điện tại bang California và đội xe của họ chủ yếu là các xe Tesla với ước tính giá trị tới Tháng Bảy năm 2023 là khoảng $85 triệu.
Khi thị trường xe điện toàn cầu gặp phải sự cạnh tranh từ các hãng xe điện Trung Quốc, Tesla đã phải giảm giá xe điện để thúc đẩy sự tăng trưởng của hãng xe. Nhưng điều này đã gây hại cho Autonomy khi đã làm giá trị đội xe của họ giảm từ $85 triệu xuống còn $56 — $57 triệu chỉ trong một ngày. Khiến cho các khoản vay thế chấp đội xe Tesla của Autonomy tại ngân hàng bị đặt vào tình trạng thanh lý đồng thời làm hãng cho thuê xe California này rơi vào nguy cơ phá sản.
Như vậy, tương tự như VinFast và Xanh SM, nếu các đối tác vay mua xe VinFast để chạy Xanh Platform thì VinFast cũng sẽ khó lòng mà giảm giá để cạnh tranh với các hãng xe ở các thị trường Đông Nam Á nếu không muốn đẩy rủi ro cho các đối tác của mình.
Ở Việt Nam, hãng xe VinFast gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường xe điện nên áp lực cạnh tranh vẫn chưa diễn ra. Nhưng tại thị trường Đông Nam Á mà Xanh SM đang có kế hoạch mở rộng như Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Singapore thì đã có sự hiện diện và chiếm thị phần của các hãng xe Trung Quốc và cả Tesla. Nên khi VinFast phải giảm giá để cạnh tranh thì rủi ro này cộng với thời gian hoàn vốn lâu của Xanh Platform sẽ gây thiệt hại lớn cho các đối tác. Và mức chênh lệch 10% của Xanh SM không đủ hấp dẫn đối tác và tài xế tham gia. Câu chuyện cũng tương tự khi Xanh SM cho đối tác thuê xe để tham gia vào Xanh Platform khi lần này bên chịu rủi ro sẽ là Xanh SM.
Vì thế, sự ràng buộc của Xanh Platform với xe VinFast thực tế sẽ đem nhiều rủi ro và khó khăn hơn cho triển vọng mở rộng thị trường của VinFast lẫn Xanh SM ở thị trường nước ngoài. Cũng như làm Xanh SM thực sự kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư tổ chức quốc tế.
Cổ phiếu Xanh SM không dễ bán được cho ai nữa
Thông thường, mục đích các công ty khi niêm yết lên sàn chứng khoán quốc tế để thu hút và huy động vốn từ các nhà đầu tư tổ chức. Vậy thực sự Xanh SM có phải là một công ty có mô hình kinh doanh đủ sức hấp dẫn để thu hút được các nhà đầu tư trong thời điểm thị trường xe điện và ứng dụng gọi xe hiện nay đã bão hòa và dần định hình rõ ràng trên toàn cầu.
Nếu niêm yết Xanh SM ở thị trường nước ngoài, có lẽ ông Vượng sẽ niêm yết tại sàn chứng khoán Hoa Kỳ bằng cách mua lại công ty SPAC tương tự như VinFast. Như vậy, rất có khả năng cổ phiếu của Xanh SM sẽ phải cạnh tranh gay gắt với cổ phiếu của hàng loạt ông lớn trong ngành đã niêm yết ở các sàn chứng khoán Mỹ như Grab (Nasdaq:GRAB), Uber (NYSE:UBER), Lyft (Nasdaq:LYFT), Goto (NYSE:GOTO), Yandex (Nasdaq:YNDX) và cả Didi Chuxing (NYSE:DIDI) để thu hút thanh khoản đầu tư.
Nếu xét về quy mô thị trường khi kế hoạch mở rộng chín quốc gia của Xanh Platform thành công thì sẽ tương tự như Grab và Goto (tiền thân là Gojek) là tập trung vào thị trường Đông Nam Á. Theo Statista, thị trường ứng dụng gọi xe Đông Nam Á đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự kiến đạt 14,2% trong giai đoạn 2022–2027, đạt giá trị $35.7 tỷ vào năm 2027, với Grab chiếm tới 70% thị phần.
Và để đạt được thị phần đó, Grab đã phải chịu lỗ lũy kế hơn $17 tỷ tính tới cuối quý 1 năm 2024. Một lợi thế nữa của Grab chính là quỹ Vision Fund của Softbank được sở hữu bởi tỷ phú người Nhật Masayoshi Son với nguồn vốn khổng lồ 100 tỷ USD của các nhà đầu tư Ả Rập đứng sau hậu thuẫn.
Hiện nay, Grab đang dần hiện thực tham vọng thống trị thị trường ứng dụng gọi xe Đông Nam Á bằng cách đàm phán cho kế hoạch sát nhập với Goto. Nếu mọi thỏa thuận được thông qua, thị trường ứng dụng gọi xe ở Đông Nam Á sẽ được định hình thuộc phần lớn là của Grab. Cho nên, dư địa còn lại ở Đông Nam Á cho các công ty ứng dụng gọi xe còn lại sẽ không còn nhiều và cũng khó lòng hấp dẫn được các nhà đầu tư tổ chức.
Riêng ở Việt Nam, Xanh SM hiện có lợi thế lớn về chính sách, quan hệ chính phủ cũng như số lượng xe lớn được đẩy từ hãng xe điện VinFast. Nên đã mau chóng chiếm thị phần 18.17% thị trường gọi xe Việt Nam và ta đã có thể dựa vào đó ước tính doanh thu của Xanh SM năm 2023 là $180 triệu.
Trong khi đó, theo báo cáo tài chính hợp nhất của Vingroup năm 2023, Xanh SM đã chi ra hơn 20,000 tỷ VNĐ, tương đương khoảng $800 triệu, để mua xe VinFast. Với lãi suất vay mua xe ngân hàng Việt Nam hiện nay khoảng 6% thì hàng năm riêng tiền lãi suất đi vay đã là $48 triệu. Và tính trung bình khấu hao xe của Xanh SM là 5 năm thì hàng năm phải khấu hao 20%, tức khoảng $160 triệu. Như vậy, riêng chi phí khấu hao xe và lãi suất hàng năm đã lên tới $208 triệu. Và chi phí này chưa bao gồm chi phí vận hành, bảo dưỡng, thay pin, và đặc biệt là marketing, voucher,…
Điều này, cho thấy Xanh SM đang thực sự gánh một khoản lỗ không nhỏ chỉ để chiếm một thị phần nhỏ nhoi còn lại của thị trường ứng dụng gọi xe. Xanh SM đang thực sự là một bài toán tài chính kém khả thi với một mức thị phần quá nhỏ để hấp dẫn các nhà đầu tư tổ chức xứ cờ hoa.
Sonnie Tran - Sài Gòn Nhỏ.